ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Hoàng Bích Thủy, Trần Thị Thu Hà
2018 HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT  
Tóm tắt: Bài báo trình bày hiện trạng sản xuất cao su nhằm đánh giá khả năng tuân thủ quy trình kỹ thuật của nông hộ trồng cao su trên địa bàn tỉnh Quảng bình. Nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp; phỏng vấn nông hộ (30 hộ/xã) và phỏng vấn chuyên gia. Kết quả cho thấy: (i) trên địa bàn tỉnh về cơ cấu giống có 12 giống, trong đó RRIM 600 có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất (> 30 %); (ii) quy mô và chất lượng vườn cây được đánh giá qua 4 chương trình: Chương trình 327
more » ... , Dự án đa dạng hóa nông nghiệp (2000)(2001)(2002)(2003)(2004)(2005)(2006), Chương trình phát triển cao su tiểu điền (2007)(2008)(2009)(2010) và Chương trình phát triển cao su tiểu điền (2011)(2012)(2013)(2014)(2015), trong đó giai đoạn 2011-2015 có chất lượng vườn cây cao su tốt hơn so với 3 giai đoạn trước; (iii) đa số nông hộ trồng cao su đều trồng xen các loại cây ngắn ngày (dưa hấu, ngô, lạc...) ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhưng 100 % nông hộ không bón chất giữ ẩm; (iv) từ 96,67 % đến 100 % nông hộ ở hai huyện Bố Trạch và Lệ Thủy bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới và trên 90 % số nông hộ bón phân NPK ở thời kỳ kiến thiết cơ bản; (v) bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ cao cả ở 2 huyện (26,67-50,00 %). Về hiệu quả kinh tế của cây cao su, nông hộ trồng cao su chưa thu được lãi trong 8 năm kiến thiết cơ bản và 1 năm khai thác. Tuy nhiên, trồng xen cây ngắn ngày bình quân thu được 40-50 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, trong 3 năm đầu thu được 120-150 triệu đồng. Lãi ước tính sau 9 năm trồng là 60-62 triệu/ha. Từ khoá: cao su, hiệu quả kinh tế, giống, phân chuồng hoai, trồng xen Đặt vấn đề Quảng Bình là tỉnh có quỹ đất tương đối lớn, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với quá trình sinh trưởng phát triển của cây cao su. Năm 2016 toàn tỉnh có tổng diện tích 15,286 ha và phân bố chủ yếu ở các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Minh Hóa [1]. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, xây dựng các cơ sở chế biến và xuất khẩu mủ cao su. Cây cao su có rất nhiều giá trị và thuộc nhóm cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chu kỳ kinh doanh dài, cho khai thác liên tục nhiều năm (trên 20 năm), các sản phẩm từ cây cao su đều được sử dụng trong cuộc sống, đặc biệt giá trị và hiệu quả kinh tế của cây cao su cao hơn hẳn các cây lâm nghiệp khác. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng mà cây cao su đem lại, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong quá trình sản xuất và phát triển cao su nông hộ như: một số quy trình kỹ thuật về trồng, canh tác, chăm sóc, bảo vệ, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại... không tuân thủ quy định, quy trình, quy phạm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành. Thêm vào đó, thiên tai, bão lũ, hán hạn... thường xuyên đã gia tăng thiệt hại đối với nông dân trong thời gian qua.
doi:10.26459/hueuni-jard.v126i3d.4280 fatcat:6oatoovtrnc77lcxkoqlum65eu