PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG HỆ SINH THÁI GIÁO DỤC
Phạm Xuân Thanh
2020
Tạp chí Nghiên cứu dân tộc
Ở nước ta, công nghệ giáo dục chưa được xem là giải pháp nền tảng để phát triển chất lượng giáo dục đáp ứng bối cảnh thực tiễn, nhất là hiện nay với ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang dần định hình hệ sinh thái giáo dục trong tương lai. Bài viết phân tích xu thế, bối cảnh và hiện trạng giáo dục ở nước ta nói chung theo góc độ công nghệ giáo dục để từ đó hướng đến việc đề xuất giải pháp phát triển công nghệ giáo dục hiện đại theo xu thế như hệ sinh thái giáo dục. Từ khóa:
more »
... ông nghệ giáo dục; Hệ sinh thái giáo dục; Mô hình chuyển đổi công nghệ giáo dục; Lớp học eClass. Đặt vấn đề Chúng ta biết rằng, chất lượng giáo dục được cấu thành từ các phương diện mang tính chỉnh thể, tương hỗ lẫn nhau: (1) Quan điểm, chương trình giáo dục (2) Hình thức tổ chức giáo dục (được thể hiện ở quá trình thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục và kiểm tra, đánh giá...) (3) Các điều kiện đảm bảo giáo dục được thực hiện tốt nhất. Thực tế cho thấy, quy trình có tính hệ thống nói trên ở nước ta, chưa thể được xem là quy trình công nghệ giáo dục (CNGD), bởi thiếu đi sự gắn kết chặt chẽ của các thành tố trong môi trường giáo dục: Công nghệ, sư phạm, tâm lý, xã hội (Tuấn, 2018), (Hạnh & Hợp, 2016) và tất yếu sẽ khó đáp ứng được trước những thay đổi nhanh chóng, to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (AI, Big Data, vật lý lượng tử, sinh học...), cũng như sự lớn mạnh của các hệ sinh thái di động như Andriod, IOS... Bài viết nghiên cứu đề xuất công nghệ giáo dục như là giải pháp cơ sở nền tảng nhằm kiến tạo hệ sinh thái giáo dục theo xu thế mới, đáp ứng sự phát triển giáo dục tương lai ở nước ta. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Công nghệ giáo dục và các thành tố cơ bản Công nghệ giáo dục được xem là khoa học về giáo dục con người dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của nhân loại (đặc biệt từ khoa học giáo dục hiện đại và các lĩnh vực liên quan như sinh học, tâm lý học, kinh tế học giáo dục, công nghệ, điều khiển học ...); thể hiện qua việc tổ quá trình giáo dục (từ việc xác định chính xác mục tiêu giáo dục, đối tượng người học, nội dung giáo dục...) nhằm đạt mục đích giáo dục với chi phí và thời gian tối ưu (Tuấn, 2012). Hình 1: Các thành tố Công nghệ Giáo dục Nguồn: Giáo trình Công nghệ Giáo dục, trang 27 -Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Hợp, 2016 Các thành tố cơ bản của công nghệ giáo dục được trình bày ở hình 1 (Hạnh, 2016), có thể phân tách theo phần cứng, phần mềm dưới đây: (Tuấn, 2012). Phần cứng: Là những trang thiết bị và những thành tựu công nghệ của con người được ứng dụng vào trong dạy học. Phần mềm: Là sự sáng tạo và khéo léo của người thầy thể hiện qua thiết kế dạy học, khả năng quản lý
doi:10.25073/0866-773x/383
fatcat:tvktalx3gfaq5ikk462qyqtcjy