TỬ VONG SƠ SINH VÀ MỘT SỐ CAN THIỆP HIỆU QUẢ GIẢM TỬ VONG TRONG LỘ TRÌNH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU CẢI THIỆN SỨC KHỎE SƠ SINH VÀO NĂM 2030

Đinh Thị Phương Hòa
2021 Tạp chí Nhi khoa  
Số trẻ sơ sinh tử vong trên toàn cầu đã giảm từ 2,7 triệu năm 2015 xuống 2,4 triệu năm 2020. Tuy nhiên, tốc độ giảm tử vong sơ sinh chậm và hiện nay chiếm tới 44% trong số tử vong trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế, giảm tử vong sơ sinh được đưa vào trong mục tiêu 3 của mục tiêu phát triển bền vững hậu thiên niên kỷ (SDGs) với chỉ tiêu là chấm dứt các trường hợp tử vong sơ sinh do cácnguyên nhân có thể phòng tránh được vào năm 2030. Ở Việt Nam, cũng tương tự như thực trạng ở các nước thu nhập và trung
more » ... khác, tử vong sơ sinh tuy có giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn chậm so với những thành tựu nổi bật trong giảm tử vong trẻ em. Một số khó khăn chính trong cải thiện sức khoẻ sơ sinh là sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất lượng chăm sóc chưa đáp ứng được nhu cầu và các chương trình chăm sóc sơ sinh chưa đến được hết những đối tượng cần nhất. Nhà nước cũng đã xác định được sự cần thiết phải giảm tử vong sơ sinh và hiện đang nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động can thiệp hiệu quả hơn. Các can thiệp và phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng có thể ngăn chặn được tử vong sơ sinh bao gồm chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang thai, cuộc đẻ và sau đẻ. Gói can thiệp có hiệu quả nhất để có thể chấm dứt những tử vong do các nguyên nhân có thể phòng được là chăm sóc trong thời gian chuyển dạ, tại cuộc đẻ và trong vòng 1 tuần sau đẻ; chăm sóccác trẻ đẻ non/nhẹ cân và sơ sinh bệnh lý. Mở rộng độ bao phủ, cải thiện chất lượng chăm sóc theo tiếp cận chăm sóc liên tục, bảo đảm công bằng cho mọi bà mẹ và trẻ sơ sinh bao gồm cả vấn đề tài chính. Đó là những can thiệp chính mà mỗi quốc gia cần đầu tư mới có thể giảm tử vong sơ sinh thành công.
doi:10.52724/tcnk.v14i2.42 fatcat:zovjjicvafbzfgrh2cva3xdgwy